Hiệu trưởng
Kế hoạch năm 2013-2014
PHÒNG GD & ĐT PHONG ĐIỀN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM
TRƯỜNG THCS PHONG SƠN Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
Số: 01/2013/NVNH-PS Phong Sơn, ngày 25 tháng 9 năm 2013
PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2013 – 2014
Căn cứ Chỉ thị số 3004/CT-BGD&ĐT ngày 15 tháng 08 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2013 – 2014;
Căn cứ Công văn số 5466/BGD&ĐT-GDTrH ngày 07 tháng 08 năm 2013 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2013 – 2014;
Căn cứ Quyết định số 1262/QĐ-UBND ngày 03 tháng 07 năm 2013 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành kế hoạch năm học 2013-2014 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
Căn cứ Công văn số 1942/BC-SGD&ĐT ngày 26 tháng 07 năm 2013 của Sở GD&ĐT về báo cáo tổng kết năm học 2012-2013 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2013-2014;
Căn cứ Công văn số 1705/SGD&ĐT-GDTrH ngày 30 tháng 08 năm 2013 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2013-2014 và báo cáo tổng kết năm học 2012-2013, phương hướng nhiệm vụ năm học 2013-2014 của UBND huyện Phong Điền;
Căn cứ hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014 cấp THCS của phòng GD&ĐT Phong Điền, trường THCS Phong Sơn triển khai nhiệm vụ năm học 2013 – 2014 như sau;
Bước vào năm học mới trường THCS Phong Sơn có những thuận lợi và khó khăn,
1. Thuận lợi
Trường được Đảng ủy, chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo một cách toàn diện. Đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng được chú trọng.
Phương hướng nhiệm vụ của Bộ, của tỉnh, của Sở, của huyện, của phòng GD&ĐT đã triển khai kịp thời về đến tận cán bộ giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh.
Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên đủ về định biên, có tinh thần đoàn kết, yêu nghề, có chuyên môn, nghiệp vụ đào tạo đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, đủ điều kiện để giảng dạy, giáo dục nâng cao chất lượng học sinh.
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ngày càng được đầu tư hoàn thiện.
2. Khó khăn
Phòng học, phòng chức năng còn thiếu, chưa đáp ứng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, học 2 buổi/ ngày.
Nhiều giáo viên ở xa đi lại khó khăn.
Kinh phí để mua sắm phục vụ cho dạy học chưa đáp ứng yêu cầu cho các hoạt động giáo dục.
Đời sống của nhân dân đã có bước nâng lên, song vẫn còn nhiều gia đình nằm trong diện nghèo, chưa đủ điều kiện để con em học tập.
Một số học sinh chưa có động cơ học tập đúng đắn dẫn đến hay quậy phá, gây rối nhà trường. Một số phụ huynh chưa chăm lo đến việc học tập của học sinh, thậm chí buộc con phải nghỉ học.
Với những thuận lợi, khó khăn trên năm học 2013-2014 trường tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như sau.
A. NHIỆM VỤ CHUNG
Quán triệt các văn bản chỉ đạo của các cấp và của ngành, phát huy cao độ năng lực và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ, tiếp tục đẩy mạnh đổi mới công tác quản lý, triển khai thực sâu rộng, toàn diện chương trình hành động số 1919/SGD& ĐT- VP ngày 30/11/2011 của Sở Giáo dục và Đào tạo về triển khai nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV về giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011-2015. Nhằm tạo ra những chuyển biến lớn và đồng bộ trên tất cả các mặt, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đảm bảo theo hướng “ Kỷ cương, chất lượng, nhân văn, phổ cập” từng bước đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa.
B. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả, sáng tạo việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 03/CT- BCT ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị gắn với việc tổ chức kỷ niệm 45 năm ngày Bác Hồ gửi thư cuối cùng cho ngành giáo dục; tiếp tục thực hiện có hiệu quả nội dung của các cuộc vận động; các phong trào thi đua của ngành bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả, phù hợp với địa phương, gắn với việc đổi mới hoạt động giáo dục của nhà trường, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.
2. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả: “ Chương trình hành động của ngành, triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và nghị quyết Đại hội tỉnh bộ lần thứ XIV về giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011-2015.
3. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tinh giảm nội dung dạy học triển khai dạy học các chủ đề tích hợp. Tăng cường các hoạt động nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Vận động hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi khoa học kỷ thuật học sinh THCS năm học 2013-2014.
4. Tiếp tục chỉ đạo đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và giáo dục, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, tạo sự chuyển biến tích cực, rõ nét về chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục, phấn đấu giảm tỉ lệ học sinh yếu kém và học sinh bỏ học, tăng tỉ lệ học sinh khá giỏi. Tổ chức tốt công tác kiểm tra, các hội thi, cuộc thi do trường, phòng tổ chức; Tham gia các hội thi, cuộc thi cấp tỉnh với kết quả cao hơn năm trước.
5. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục về năng lực chuyên môn, năng lực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá công tác chủ nhiệm lớp; quan tâm phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, giáo viên nòng cốt; chú trọng đổi mới sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao vai trò, phát huy hiệu quả hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn, nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh.
6. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý. Thực hiện đổi mới công tác quản lý theo hướng tăng cường công tác kế hoạch, công tác thanh kiểm tra, công tác tham mưu, ứng dụng CNTT. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính. Tăng cường chỉ đạo điều hành, quản lý qua hệ thống trang thông tin của ngành. Các kế hoạch, chủ trương đều được đăng tải để mọi người cùng chia sẻ, góp ý, hoàn thiện, cùng thực hiện. Thực hiện nghiêm các quy định của UBNN huyện và của ngành về cải cách hành chính, lề lối làm việc, tăng cường kỷ luật hành chính và phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm đảm bảo đúng thời gian quy định, không để công việc chậm trễ kéo dài.
7. Tiếp tục triển khai kế hoạch cải tiến chất lượng sau khi đánh giá của Sở Giáo dục. Tiếp tục đầu tư nâng cao xây dựng trường chuẩn quốc gia của các năm tiếp theo. Chăm lo xây dựng thư viện tiên tiến, phòng học chức năng đạt chuẩn, tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào xây dựng: “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” Tăng cường hơn nữa công tác giáo dục kỷ năng sống, giáo dục đạo đức cho học sinh.
C. THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ
I. CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VÀ DUY TRÌ SỐ LƯỢNG
1. Số lượng
Tổng số trẻ 11-18 tuổi trên địa bàn: 1526
- Trong đó: 11- 14 tuổi: 740
15-18 tuổi: 786
+ Số 15-18 tuổi đã tốt nghiệp THCS: 771
+ Số trẻ 11- 18 tuổi ngoài nhà trường: 68
Chia ra: Đã tốt nghiệp THCS: 62
Bỏ học giữa chừng: 06
2. Chỉ tiêu huy động và duy trì số lượng: 558/593
* So với kế hoạch đạt 94,1%
* Nguyên nhân:
Khối 6 có 19 em lớp 5 nhập học các trường khác ( Phong An: 9, Phong Xuân 10) có 04 em dự kiến huy động bỏ học đi học lại nhưng không có kết quả
Khối 7 có 02 em chuyển trường
Khối 9 có 01 em chuyển trường
Số học sinh bỏ học trong hè từ khối 6 đến khối 9 là 9 em
* Trường điều hành kiểm tra công tác phổ cập THCS năm 2013 hoàn thành vào ngày 29/9/2013. Huyện kiểm tra trong đầu tháng 10/2013.
* Phấn đấu duy trì số lượng học sinh đến cuối năm đạt 99%.
3. Giải pháp huy động số lượng
- Tuyên truyền rộng rãi đến tận người dân về luật giáo dục thông qua các buổi họp phụ huynh các lớp.
- Thông báo về các thôn đội thời gian tuyển sinh lớp 5 vào lớp 6.
- Vận động, động viên phụ huynh, học sinh tiếp tục theo học, tạo điều kiện về sách vở. Nếu thiếu ăn, thiếu mặc nhà trường tận tình giúp đỡ.
II. THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CÁC CUỘC VẬN ĐỘNG VÀ CÁC PHONG TRÀO THI ĐUA
1. Tiếp tục triển khai tích cực có hiệu quả việc: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo và nhiệm vụ “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” bằng những nội dung, hình thức thiết thực, hiệu quả phù hợp điều kiện nhà trường, của địa phương, gắn với việc đổi mới phương thức giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh, tạo sự chuyển biến tích cực và rõ nét về chất lượng giáo dục.
2. Tổ chức tốt tuần sinh hoạt tập thể đầu năm học mới, đặc biệt chú trọng khối lớp 6 nhằm giúp đỡ các em làm quen với môi trường học tập, sinh hoạt, tiếp cận với phương pháp dạy học và giáo dục trong nhà trường, tổ chức các hoạt động có tính chất tập thể để tạo môi trường học tập gần gũi, thân thiện đối với học sinh.
3. Tăng cường đổi mới nội dung, phương thức hoạt động giáo dục theo chủ điểm, giáo dục truyền thống, giáo dục ngoài giờ lên lớp; xây dựng nếp sống văn hóa, củng cố kỷ cương nề nếp, thực hiện giáo dục kỷ luật tích cực hiệu quả.
4. Tiếp tục triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học ở các trường và tham gia cuộc thi khoa học kỷ thuật cấp huyện, tỉnh năm học 2013-2014.
Tiếp tục triển khai thí điểm phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học ở một số môn toán, vật lý, hóa học, sinh học. Tiếp tục tổ chức tốt, thu hút học sinh tham gia cuộc thi đường lên đỉnh Olympia từ trường, tham gia thi huyện, tỉnh; tổ chức tốt các cuộc thi giải toán trên máy tính cầm tay, Olympic tiếng anh trên internet và các hoạt động khác theo hướng phát huy sự hứng thú của học sinh trong học tập và rèn luyện kỷ năng sống, bổ sung hiểu biết về giá trị văn hóa truyền thống của địa phương và tinh hoa văn hóa thế giới.
III. TRIỂN KHAI ĐỒNG BỘ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
1. Thực hiện chương trình
1.1. Tăng cường chỉ đạo dạy đúng, đủ nội dung chương trình đã được Bộ GD &ĐT quy định, không cắt xén, không dồn ép: Học kỳ I : 19 tuần, học kỳ II: 18 tuần. Trên cơ sở chương trình tổ chuyên môn phòng GD&ĐT thống nhất phù hợp với đặc điểm, điều kiện của trường, thực hiện chương trình giảm tải và sách giáo khoa.
Đối với môn Công nghệ lớp 7 và 8 thực hiện theo đúng phân phối chương trình của phòng GD&ĐT năm học 2012-2013. Đối với môn Âm nhạc 9 dạy học Kỳ I, môn Mỹ thuật dạy học kỳ II.
1.2. Dạy học tự chọn
- Dạy học chủ đề tự chọn bám sát để có điều kiện ôn tập; hệ thống hóa khắc sâu kiến thức, kỷ năng, không ngừng bổ sung kiến thức nâng cao.
- Trên cơ sở ý kiến đề nghị của tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm lớp. Hiệu trưởng quyết định kế hoạch dạy học chủ đề tự chọn bám sát ( về việc chọn môn học, số tiết/ tuần, từng môn, từng bài, từng lớp ổn định trong học kỳ)
- Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập chủ đề tự chọn thực hiện theo quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS của Bộ GD&ĐT
1.3. Tổ chức dạy học ngoại ngữ
Đối với môn Tiếng anh: Tiếp tục thực hiện hướng dẫn của năm học 2011 – 2012 về dạy học ngoại ngữ trong trường THCS, chuẩn bị điều kiện, chương trình sách giáo khoa, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên để sẵn sàng triển khai chương trình đề án “ Dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020” cho học sinh lớp 6.
Chú trọng bồi dưỡng kỷ năng nghe, nói, đọc, viết trong dạy học ngoại ngữ. Động viên các em sử dụng Anh văn trong giao tiếp nhằm rèn luyện các kỷ năng cho học sinh.
1.4. Thực hiện các hoạt động giáo dục
Tiếp tục thực hiện tích hợp giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục pháp luật, giáo dục chống tham nhũng. Tuyên truyền giáo dục về chủ quyền biển đảo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai.
Chú trọng việc giáo dục giá trị sống, kỷ năng sống. Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật.
1.5. Về việc thực hiện các hoạt động giáo dục khác
Việc phân công giáo viên thực hiện các hoạt động giáo dục
Đối với giáo viên được phân công thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động giáo dục hướng nghiệp được tính giờ dạy học như các môn học khác. Vì vậy giáo viên được phân công nghiêm túc soạn bài cho hoạt động theo chủ đề.
Đối với công tác tư vấn hiệu trưởng có thể phân công giáo viên làm công tác tư vấn chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Giáo viên làm nhiệm vụ tư vấn cho cha mẹ học sinh và học sinh để giúp các em vượt qua những khó khăn khi gặp phải trong học tập và sinh hoạt.
Về hoạt động giáo dục nghề phổ thông: Thực hiện theo hướng dẫn Công văn số 8608/BGD&ĐT-GDTrH ngày 16 tháng 08 năm 2007 và Công văn số 10945/BGD&ĐT-GDTrH ngày 27 tháng 11 năm 2008. Trong năm học này nhà trường hướng cho học sinh học 2 nghề: Nghề làm vườn và nghề điện dân dụng nhằm cung cấp thêm kiến thức phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, sử dụng điện ở nhà và điện địa phương. Đảm bảo huy động 100% học sinh khối 8 học nghề.
Về việc thực hiện các nội dung giáo dục địa phương: Thực hiện theo công văn hướng dẫn tại công văn số 5977/BGD&ĐT-GDTrH ngày 07 tháng 07 năm 2008 của Bộ GD&ĐT yêu cầu các môn, giáo viên lồng ghép thực hiện theo sách hướng dẫn của Sở. Học sinh đăng ký mua đầy đủ sách để học tập.
Công tác đoàn, đội trong trường học: Chú trọng công tác giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, rèn luyện kỷ năng sống, tác phong tư cách và nâng cao lập trường tưu tưởng chính trị, ý thức tự học, tự rèn luyện cho đoàn viên, đội viên. Nâng cao chất lượng các hoạt động giao lưu, các hoạt động tập thể.
Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động, tổ chức thành lập các câu lạc bộ, tổ chức sinh hoạt chuyên đề, diễn đàn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Phong trào hội khỏe phù đổng trường, huyện, tỉnh.
Hội thi tiếng hát hoa phượng đỏ ở trường, huyện, tỉnh.
2. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá
2.1. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học: Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học một cách linh hoạt, có chiều sâu, rộng hơn, triệt để hơn đối với cán bộ quản lý giáo viên và học sinh.
Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập ở lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường.
2.2. Triển khai chỉ đạo thực hiện đề án “ Xây dựng mô hình trường phổ thông đổi mới đồng bộ phương pháp và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục giai đoạn 2012 – 2015 kèm theo Quyết định số 4763/QĐ-BGD&ĐT ngày 01 tháng 11 năm 2012 của Bộ GD&ĐT nhằm đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng khoa học, hiện đại, tăng cường mối quan hệ thúc đẩy lẫn nhau giữa các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động dạy học -giáo dục, đánh giá trong quá trình dạy học – giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục. Tăng cường tổ chức các hoạt động như: Hội thi thí nghiệm-thực hành của học sinh, hội thi hùng biện tiếng anh, hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật/
2.3. Triển khai áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột theo Công văn hướng dẫn số 3535/BGD&ĐT TrH ngày 27 tháng 05 năm 2013 của Bộ GD&ĐT. Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học theo hướng dẫn số 73/ HD BGD- BVHTTDL ngày 16 tháng 01 năm 2011 liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch.
2.4. Tổ chức tốt và động viên học sinh tích cực tham gia các cuộc thi, nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong học sinh theo Công văn 4241/BGD&ĐT ngày 24 tháng 06 năm 2013 của Bộ GD&ĐT và cuộc thi vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học cơ sở theo Công văn số 5111/ BGD&ĐT ngày 23 tháng 07 năm 2013.
2.5. Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học thông qua công tác bồi dưỡng, dự giờ thăm lớp của giáo viên, tổ chức hội thảo cấp trường. Tổ chức hội thi giáo viên giỏi cấp trường tiến tới dự thi giáo viên giỏi cấp tỉnh đạt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Đổi mới việc sinh hoạt tổ chuyên môn, tăng cường theo hướng trao đổi, thảo luận về các chủ đề, nội dung giảng dạy…Chú trọng tổ chức cho giáo viên nghiên cứu khoa học sư phạm, sáng kiến cải tiến trong giảng dạy và giáo dục.
2.6. Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học, giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành trong các môn học bảo đảm cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức, rèn luyện kỷ năng và định hướng thái độ và hành vi cho học sinh. Tăng cường liên hệ thực tế, tích cực ứng dụng CNTT phù hợp với nội dung bài học.
2.7. Tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực học sinh dựa theo chuẩn kiến thức kỷ năng của chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS. Giáo viên chủ động thiết kế bài giảng linh hoạt, khoa học, sắp xếp hợp lý các hoạt động của giáo viên và học sinh. Trong đó chủ động công tác hướng dẫn học sinh tự quan sát để rút ra nhận xét. Phối hợp tốt giữa làm việc cá nhân và theo nhóm. Nhận xét định tính và định lượng các hoạt động và kết quả hoạt động, qua đó đề xuất hoặc triển khai kịp thời các hướng dẫn, góp ý, điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh. Chăm lo công tác phụ đạo học sinh yếu, nắm chắc tình hình nguyên nhân học sinh bỏ học và có giải pháp khắc phục. Vận động toàn xã hội tham gia duy trì số lượng.
2.8. Giáo viên tạo điều kiện hướng dẫn học sinh rèn luyện kỷ năng tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, bồi dưỡng năng lực, suy nghĩ. Xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lý, phù hợp với đối tượng học sinh giúp học sinh vận dụng sáng tạo kiến thức đã học. Khắc phục việc ghi nhớ máy móc, không nắm vững bản chất
2.9. Trường chỉ đạo chặt chẽ nghiêm túc hoạt động kiểm tra, khảo sát từ khâu ra đề, coi chấm thi và nhận xét đánh giá. Chú trọng việc tổ chức thi khảo sát và kiểm tra nghiêm túc, đúng quy chế, đảm bảo khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực, thực chất của học sinh. Thực hiện chủ trương 03 chung: Ra đề chung, kiểm tra chung, cắt phách và chấm chung của các môn có từ 02 giáo viên giảng dạy trở lên
2.10. Tổ chức thực hiện nghiêm túc Thông tư số 58/2011/TT-BGD&ĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 ban hành quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS, tổ chức đủ số lần kiểm tra thường xuyên định kỳ, học kỳ cả về lý thuyết lẫn thực hành
2.11. Các hình thức kiểm tra, đánh giá đều hướng tới phát triển năng lực của học sinh. Coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của các em. Việc kiểm tra đánh giá không những xem học sinh học được cái gì mà quan trọng hơn là tiết học đó học sinh học như thế nào? Có biết vận dụng kiến thức không? kết hợp kết quả đánh giá trong quá trình hoạt động giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kỳ, cuối năm. Trong bài kiểm tra, giáo viên chủ động kết hợp hợp lý giữa hình thức trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành. Triển khai phần kiểm tra trắc nghiệm đối với môn ngoại ngữ. Đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn cần tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tăng cường ra các câu hỏi mở gắn với thời sự quê hương, đất nước để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng ma trận đề kiểm tra cho mỗi chương và cả chương trình môn học. Tăng cường ra câu hỏi kiểm tra để bổ sung cho thư viện câu hỏi của trường. Khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét, động viên sự cố gắng tiến bộ của học sinh. Việc cho điểm có thể kết hợp giữa đánh giá kết quả bài làm với theo dõi sự tiến bộ cố gắng của học sinh. Chú ý hướng dẫn học sinh tự đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá năng lực của mình
2.12. Tăng cường xây dựng “ Nguồn học liệu mở” ( thư viện câu hỏi, bài tập, đề thi, kế hoạch bài dạy, tài liệu tham khảo có chất lượng trên trang Website của Bộ, Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT và ở trường)
IV. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN, CÁN BỘ QUẢN LÝ
1. Tăng cường xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý
- Tham gia tổ chức tốt việc tập huấn các nội dung. Công tác tư vấn tâm lý cho học sinh, giáo viên hướng dẫn cho học sinh nghiên cứu khoa học kỹ thuật, tổ trưởng chuyên môn chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và tổ chức các hoạt động chuyên môn do Sở và Phòng GD&ĐT tổ chức.
- Tham gia tích cực công tác bồi dưỡng thường xuyên. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng CBQL, giáo viên về chuyên môn và nghiệp vụ theo chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo hướng dẫn của BGD&ĐT. Tăng cường các hình thức bồi dưỡng giáo viên và hỗ trợ hoạt động dạy học qua mạng internet.
- Chú trọng việc bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán, tiếp tục rà soát đánh giá năng lực giáo viên tiếng anh. Cử giáo viên tham gia bồi dưỡng theo các chuẩn quy định của Bộ GD&ĐT, đáp ứng triển khai để “ Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020”.
2. Tăng cường nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên
- Tập trung chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn của tổ, nhóm. Chuyên môn thông qua hoạt động nghiên cứu bài học. Tăng cường hoạt động dự giờ thăm lớp, bồi dưỡng giáo viên mới vào nghề, bồi dưỡng CBQL, giáo viên về kiến thức, kỷ năng về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, tăng cường tổ chức hội thảo cấp trường, cấp cụm . Triển khai thực hiện quy định mới về đánh giá giờ dạy của giáo viên.
- Tiếp tục tổ chức bồi dưỡng, thi chọn đội tuyển giáo viên tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp tỉnh, giáo viên chủ nhiệm giỏi, tổng phụ trách Đội giỏi các cấp. Tổ chức tốt, động viên giáo viên tham gia cuộc thi dạy học các chủ đề tích hợp theo Công văn số 5111/BGD&ĐT ngày 23/7/2013 của Bộ GD&ĐT.
- Bồi dưỡng giáo viên năng lực nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến và hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học. Tăng cường vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh.
- Quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán trong từng bộ môn, tạo mọi điều kiện để giáo viên tham gia dự giờ thăm lớp, hội thảo chuyên môn của các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, TDTT, Tin học trong cụm.
- Tăng cường sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề cho đội ngũ nhân viên như nhân viên phụ trách thư viện, thiết bị, kế toán, văn thư, y tế.
3. Tăng cường quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục
Bố trí đội ngũ khoa học, hợp lý. Từng bước khắc phục tình trạng giáo viên giảng dạy không đúng chuyên môn.
V. XÂY DỰNG CSVC, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Tăng cường xây dựng CSVC trường học
Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí ngân sách và các nguồn huy động hợp pháp khác để tăng cường trang bị CSVC, thiết bị dạy học theo quy định và tiêu chuẩn ( Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGD&ĐT-BKH&CN-BYT, ngày 16/6/2011) và danh mục tối thiểu TBDH ( Thông tư số 19/2009/TT-BGD&ĐT, ngày 11/8/2009 và số 01/2010/TT-BGDĐT ngày 18/01/2010) của Bộ GD&ĐT), chú trọng xây dựng phòng học bộ môn đạt chuẩn, thư viện tiên tiến, khuôn viên trường xanh – sạch – đẹp.
Tiếp tục xây dựng hoàn thiện về quy định phòng học bộ môn theo chuẩn của Bộ GD&ĐT. Đặc biệt đầu tư phòng học bộ môn lý đạt chuẩn; đầu tư cho phòng giảng dạy Anh văn ( theo hướng nghe, nhìn).
Tăng cường sử dụng thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học, khai thác triệt để CSVC của nhà trường để đảm bảo việc dạy học có chất lượng. Chỉ đạo mua sắm thêm TBDH; Tổ chức phong trào tự làm TBDH trong giáo viên, học sinh.
Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục, vận động, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng, tu sửa phòng học, cải tạo cảnh quan môi trường thực sự xanh – sạch – đẹp và an toàn theo Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18/04/2000 của Bộ Y tế và các tiêu chí theo công văn hướng dẫn đánh giá phong trào; Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh thực sự để thu hút học sinh đến trường, tổ chức tốt các hoạt động giáo dục.
- Tiếp tục đầu tư trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2, lập thủ tục đề nghị cấp có thẩm quyền kiểm tra công nhận lại.
Tiếp tục triển khai đề án “ Nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu”.
Xây dựng thư viện đạt chuẩn, thư viện tiên tiến
- Tiếp tục rà soát, kiểm tra, đối chiếu với Quyết định số 01/2003/QĐ- BGD&ĐT ngày 02/01/2003 để tiếp tục đầu tư xây dựng thư viện tiên tiến theo kế hoạch của Phòng GD&ĐT trong năm học 2013-2014.
VI. DUY TRÌ VÀ NÂNG CAO KẾT QUẢ PHỔ CẬP
1. Kiện toàn, củng cố đội ngũ CBGV làm hồ sơ báo cáo phổ cập. Thực hiện nghiêm túc việc quản lý hồ sơ lưu trữ, hồ sơ phổ cập giáo dục.
2. Tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch, kiện toàn củng cố ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, đội ngũ cán bộ giáo viên chuyên trách của nhà trường và địa phương. Thực hiện việc quản lý hồ sơ, lưu trữ hồ sơ, cập nhật số lượng học sinh hàng năm chính xác. Chú trọng công tác điều tra, tổng hợp báo cáo chính xác. Cùng với các ban ngành đoàn thể huy động học sinh bỏ học đến trường.
3. Tiếp tục triển khai đề án thông tin điện tử quản lý phổ cập giáo dục.
4. Phối hợp với TTGDTX huyện tư vấn tổng hợp báo cáo số liệu phổ cập chính xác khoa học. Thời gian lập tổng hợp báo cáo ở trường hoàn thành 29/9/2013. Huyện kiểm tra đầu tháng 10/2013.
VII. ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC
1. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá các điều kiện đảm bảo chất lượng. Tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự kiểm tra đánh giá của trường.
1.1. Tiếp tục thực hiện Thông tư số 09/2009/ TT BGD&ĐT ngày 07/05/2009 về quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục, của hệ thống giáo dục quốc dân “ Thực hiện 3 công khai” để người học và xã hội giám sát( công khai chất lượng đào tạo, điều kiện CSVC, đội ngũ giáo viên, công khai thu, chi tài chính đầu và cuối năm học).
1.2. Tăng cường quản lý thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục, củng cố kỷ cương, nề nếp dạy học, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh, đảm bảo khách quan, chính xác, công bằng, quản lý việc dạy thêm, học thêm.
1.3. Tăng cường quản lý nhà nước và quản lý chuyên môn, chỉ đạo chặt chẽ việc thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục đảm bảo giáo dục toàn diện cho học sinh.
Thường xuyên liên hệ với đại diện hội cha mẹ học sinh, giải quyết kịp thời những thắc mắc, những yêu cầu đề xuất của cha mẹ học sinh. Củng cố và tăng cường các câu lạc bộ ( câu lạc bộ bảo tồn thiên nhiên; câu lạc bộ xanh – sạch – đẹp; câu lạc bộ nói Tiếng anh…). Tổ chức tìm hiểu hội thi rung chuông vàng; quán triệt luật ATGT.
- Thường xuyên quan tâm tới các đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh yếu, chú trọng bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu từ đầu tháng 9 hàng năm.
- Vận động hội phụ huynh, hội khuyến học động viên kịp thời cho CBGV-NV, học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập, trong giảng dạy và các hoạt động giáo dục khác.
- Việc thu chi học phí và các khoản đóng góp của phụ huynh theo luật ngân sách nhà nước. Chi đúng mục đích nâng cao hiệu quả giáo dục và giảng dạy. Mua sắm thêm 02 máy vi tính, 01 bộ âm ly loa máy, 01 máy tính cầm tay, thay 01 đầu projector, 01 tivi 51 inch.
Bộ phận kế toán, thủ quỹ có kế hoạch tham mưu cho lãnh đạo nhà trường về đầu tư kinh phí xây dựng thư viện tiên tiến, phòng thực hành lý đạt chuẩn.
Bộ phận văn thư hỗ trợ, bảo vệ, thực hiện chính xác, đầy đủ và bảo mật các loại hồ sơ. Công văn đi, đến phải cập nhật đảm bảo thông tin hai chiều kịp thời. Bộ phận bảo vệ đảm bảo thời gian theo sự phân công, không để mất mát hư hỏng CSVC, cửa ngõ, bàn ghế, điện quạt và các biểu bảng trong nhà trường. Ngăn chặn không cho kẻ xấu gây rối trật tự vào nhà trường, sửa chữa CSVC hư hỏng đơn giản trong khả năng sửa chữa được. Sắp xếp cơ sở vật chất hư hỏng đúng qui định, chăm sóc bảo vệ cây cảnh.
2. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục:
2.1. Tích cực tuyên truyền Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/04/2005 về xã hội hóa giáo dục, Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 về chính sách xã hội hóa đối với hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường. Huy động nguồn lực đóng góp của nhân dân, của xã hội cho giáo dục.
2.2. Tiếp tục triển khai cuộc vận động 3 đủ, phối hợp với cha mẹ học sinh, các ban ngành đoàn thể, xã hội hỗ trợ vật chất cũng như tinh thần cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Tuyên truyền vận động cha mẹ học sinh có con em bỏ học đến trường.
2.3. Theo dõi, vận động kịp thời đối với học sinh, cha mẹ học sinh để ngăn ngừa học sinh bỏ học. Tổ chức cho cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh có tinh thần tương thân tương ái, hỗ trợ học sinh nghèo hiếu học. Cán bộ giáo viên coi việc duy trì số lượng học sinh đến cuối năm, đây là một tiêu chí thi đua.
3. Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý
Tổ chức tập huấn và cập nhật số liệu quản lý thông tin qua cổng, thông tin của Sở GD&ĐT qua trang website của trường.
Tăng cường sử dụng phần mềm máy tính trong việc quản lý, hoạt động giảng dạy của giáo viên, học tập rèn luyện của học sinh, sắp xếp thời khóa biểu, quản lý thư viện, thiết bị trường học.
VIII. TỔ CHỨC CÁC HỘI THI
1. Thi học sinh giỏi lớp 8 + 9
1.1. Nội dung thi: Các môn Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng anh, Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học và máy tính cầm tay.
1.2. Thời gian thi
- Máy tính cầm tay
+ Thi chọn tại trường: Cuối tháng 9 năm 2013
+ Cấp huyện: Đầu tháng 10 năm
+ Cấp tỉnh: Tháng 11/2013
- Học sinh giỏi
+ Thi chọn cấp trường: Giữa tháng 12/2013
+ Cấp huyện: Khối 8 + 9 tháng 01/2014
+ Cấp tỉnh: Thi học giỏi khối 9 tháng 4/ 2014
2. Thi Olympic Tiếng anh trên internet cấp trường, huyện, tỉnh
+ Cấp trường: Tháng 12/2013
+ Cấp huyện: Tháng 1/2014
+ Cấp tỉnh và quốc gia: Tháng 3/2014
3. Thi khoa học kỷ thuật
+ Cấp trường: Tháng 11/2013
+ Cấp huyện: Tháng 12/2013
+ Cấp tỉnh: Tháng 1/2014
4. Thi nghề phổ thông
Thi nghề khối 8 THCS vào ngày 13/04/2014
5. Hội thi “ Tiếng hát Hoa phượng đỏ” “ Tiếng hát dân ca học sinh”
+ Bồi dưỡng, tuyển chọn cấp trường tháng 01/ 2014
+ Cấp cụm tháng 2/2014
+ Cấp tỉnh tháng 5/2014
6. Hội khỏe phù đổng
+ Hội thi cấp trường tháng 12/2013
+ Hội thi cấp huyện tháng 2/2014
+ Cấp tỉnh tháng 3/2014
7/ Thi giáo viên dạy giỏi cấp THCS:
+ Cấp trường tháng 11/2013
+ Cấp tỉnh tháng 3/2014
8. Thi giáo viên tổng phụ trách giỏi
+ Cấp huyện tháng 3/2014
+ Cấp tỉnh tháng 4/2014
9. Thi giáo viên chủ nhiệm giỏi
+ Cấp trường tháng 11/2013
10. Thi trưng bày hồ sơ giáo viên và hồ sơ tổ chuyên môn
+ Cấp trường tháng 12/2013
+ Cấp huyện tháng 01/2014
11. Thi viết chữ đẹp giáo viên và học sinh lớp 6
+ Cấp trường tháng 12/2013
+ Cấp huyện tháng 01/2014
12. Về tổ chức hội thảo
+ Tháng 10/2013: Những nguyên nhân, tồn tại và các giải pháp bồi dưỡng đội ngũ học sinh giỏi đạt hiệu quả.
+ Tháng 11/2013 nêu những tồn tại yếu kém của công tác chủ nhiệm lớp và những giải pháp, biện pháp dể làm tốt công tác chủ nhiệm.
+ Tổ chức hội thảo 09 chuyên đề hẹp của 05 tổ chuyên môn.
IX. CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA, KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI NHÀ TRƯỜNG VÀ TỔ CHUYÊN MÔN
- Xây dựng kế hoạch, nội dung công tác và huy động bộ máy cán bộ giáo viên trong nhà trường để thanh, kiểm tra và điều hành thường xuyên công tác này. Thanh tra, kiểm tra được công khai, dân chủ. Kết quả kiểm tra được ghi nhận bằng biên bản lưu trữ cho việc đánh giá thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
- Hình thức kiểm tra, kết hợp việc kiểm tra toàn diện, kiểm tra đột xuất. Trong đó thanh tra toàn diện ít nhất 30 % CBGV của đơn vị và 100% CBGV- NV được kiểm tra một hoạt động nào đó thuộc lĩnh vực được phân công và dự giờ giáo viên.
1. Về tổ chuyên môn
Xây dựng kế hoạch dự giờ, thao giảng, kiểm tra giáo viên, hội thảo chuyên đề hẹp, thẩm định sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên trong tổ.
2. Đối với trường
Xây dựng kế hoạch kiểm tra toàn diện các tổ và giáo viên, kế hoạch chuyên đề và các hoạt động giáo dục của trường.
- Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch đầu tư của thư viện tiên tiến và phòng học thực hành lý đạt chuẩn.
- Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch và điều hành thực hiện kế hoạch của các tổ chuyên môn.
- Kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học của CBGV
X. CÁC CHỈ TIÊU
Về học lực, hạnh kiểm và các chỉ tiêu khác (có phụ lục kèm theo)
XI/ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
Việc thi đua, khen thưởng nhà trường tuân thủ nghiêm túc quy chế thi đua khen thưởng ban hành theo Quyết định số 36/ QĐ- UBND ngày 17/10/2011 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Hội đồng thi đua trường kiểm tra, đánh giá hoàn thành nhiệm vụ của từngCBGV,NVvà học sinh theo sự phân công của nhà trường cũng như các đoàn thể. Đánh giá thi đua khách quan, trung thực, chính xác nhằm động viên sự nỗ lực củaCBGV,NVvà học sinh.
* Đối vớiCBGV,NV
1. Kết quả thực hiện chương trình giáo dục phổ thông và kế hoạch dạy học, đặc biệt đổi mới phương pháp dạy học, kết quả kiểm tra đánh giá bằng con số cụ thể, kết quả việc nâng cao chấ lượng dạy học, giảm số lượng học sinh yếu kém, học sinh lưu ban, bỏ học. Tham gia tích cực, có hiệu quả thiết thực trong các hoạt động do trường và phòng tổ chức như thi học sinh giỏi, thi Olympic tiếng anh và các hội thi đã nêu ở mục VIII. Việc sử dụng thiết bị dạy học, việc tự làm thiết bị dạy học có chất lượng.
Quản lý thư viện, quản lý sử dụng thiết bị dạy học, quản lý văn bằng chứng chỉ, hồ sơ lưu trữ, thông tin hai chiều đúng, đủ, kịp thời.
2. Kết quả quản lý, chỉ đạo xây dựng trường lớp sạch sẽ, khang trang, bảo vệ CSVC của từng lớp, xây dựng thư viện tiên tiến, phòng học bộ môn đạt chuẩn. Thực hiện tốt phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của từng lớp và toàn trường.
3. Kết quả việc xây dựng nguồn học liệu mở phục vụ việc giảng dạy, kiểm tra, đánh giá trên trang website của trường, của phòng, Sở GD&ĐT.
4. Thực hiện đúng tiến độ phổ cập THCS. Thực hiện mua sắm, đầu tư, sử dụng hiệu quả trang thiết bị dạy học. Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt chất lượng, hiệu quả, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
5. Chấp hành các quy định về thông tin, báo cáo kịp thời
Trường yêu cầu CBGV-NV tích cực mở mạng, trang website của trường, của phòng, của Sở GD&ĐT để có định hướng công tác của bản thân, nắm bắt các thông tin của trường, phòng, Sở GD&ĐT để thực hiện.
XII. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. Đối với địa phương
Tiếp tục cùng nhà trường tham mưu cho chính quyền các cấp về chống xuống cấp 06 phòng học ADB, xây cổng trường, kiểm định lại chất lượng của 08 phòng học UNIXEP, đầu tư xây dựng 06 phòng học.
2. Đối với phòng GD&ĐT
Tham mưu cấp máy vi tính đảm bảo đủ mỗi phòng máy từ 23 đến 25 máy. Cấp thêm sách giáo khoa dùng chung, cấp thiết bị cho bộ môn lý hóa, cấp 08 bộ bàn ghế chuẩn cho phòng thực hành lý và bàn ghế học sinh.
XIII. NHỮNG DANH HIỆU THI ĐUA, PHẤN ĐẤU TRONG NĂM
Tập thể lao động xuất sắc
Công đoàn vững mạnh
Liên đội vững mạnh xuất sắc
Chi đoàn vững mạnh được huyện đoàn khen
Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh 1; Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở 18; Lao động tiên tiến 25
Năm học 2013-2014, năm học toàn ngành tập trung thực hiện các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”. Đồng thời tiếp tục thực hiện phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” yêu cầu mỗi CBGV-NV và học sinh tích cực phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm và các chỉ tiêu của ngành, của trường đã đề ra. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2013-2014
&