Thiếu phương pháp thì người tài cũng có lỗi. Có phương pháp thì người bình thường cũng làm được đều phi thường "

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

 » Kế hoạch » Kế hoạch năm

Phó hiệu trưởng

Cập nhật lúc : 09:53 11/02/2014  
Kế hoạch năm 2014-2015

PHÒNG GD&ĐT PHONG ĐIỀN    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS PHONG SƠN                            Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

       
     
   
 

 

 

           Số …/2013/KHCM                                  Phong Sơn,  ngày 16 tháng 9  năm 2013

 

 

PHẦN I: KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN

 

Căn cứ vào công văn số 142/PGD&ĐT - CM ngày ngày 12 tháng 9 năm 2013 V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2013 - 2014 cấp THCS

Căn cứ vào đặc điểm tình hình, thực trạng của trường và địa phương, trường THCS Phong Sơn xây dựng kế hoạch  chuyên môn năm học 2013 -2014 như  sau:

A. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN :

            I. Thuận lợi

            - Được sự quan tâm của UBND xã Phong Sơn, Phòng GD & ĐT Phong Điền và Sở GD & ĐT Thừa Thiên Huế

            - Được sự hỗ trợ và tín nhiệm của cha mẹ học sinh.

- Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên đủ về số lượng. Cụ thể: Quản lý (03), giáo viên (38, trong đó có 03 hợp đồng), nhân viên (07, trong đó có 01 hợp đồng). Giáo viên, nhân viên có tinh thần đoàn kết, yêu nghề, có trình độ đào tạo đạt chuẩn (18 người), trên chuẩn ( 31 người), đủ điều kiện nâng cao chất lượng dạy học.

- Cơ sở vật chất trang thiết bị khá đầy đủ tạo điều kiện để nâng cao chất lượng dạy học.

            - Hầu hết đội ngũ cán bộ giáo viên nhiệt tình, tham gia tốt các hoạt động dạy và học, cũng như các hoạt động khác trong nhà trường.

           II.Khó khăn :

            - Tuy số lượng giáo viên đủ nhưng trên thực tế môn Vật lý giáo viên thừa 01 người, nhưng môn Sinh thì lại thiếu một giáo viên. Đặc biệt là có 03 giáo viên hợp đồng

- Hầu hết giáo viên ở xa trường nên việc đi lại gặp nhiều khó khăn, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến việc dạy và học.  

- Trình độ giáo viên không đồng đều. Bên cạnh một số giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, một số khác thiếu kinh nghiệm, chưa nhiệt tình trong công tác, ít có nhu cầu học hỏi, vươn lên.

            - Năm học này trường lại có thêm 04 giáo viên tham gia lớp học nâng chuẩn nên nhà trường phải tạo điều kiện về mặt thời gian, ảnh hưởng không nhỏ đến việc bố trí chuyên môn, thời khó biểu

            - Phong Sơn là một xã nghèo, kinh tế chủ yếu là nghề nông nên ngoài giờ học các em phải giúp đỡ gia đình trong công việc đồng áng làm ảnh hưởng đến việc học tập.

            - Tuy cơ sở vật chất khá đầy đủ so với các trường trong địa bàn huyện nhưng vẫn chưa đáp ứng hết yêu cầu của việc dạy và học

B. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM:

1. Tiếp tục triển khai sáng tạo, có hiệu quả cuộc vận động và các phong trào thi đua của ngành.

2. Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục; tiếp tục giảm tỷ lệ học sinh yếu kém và học sinh bỏ học, tăng tỷ lệ học sinh khá, giỏi.

2.1. Chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức giảng dạy theo chương trình mới của phòng GD&ĐT Phong Điền, dạy học theo hướng tinh giảm đáp ứng mục tiêu giáo dục, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Chú trọng thực hiện lồng ghép, tích hợp giáo dục đạo đức, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục giá trị sống, giáo dục kỹ năng sống trong các môn học và các hoạt động giáo dục.

2.2.  Tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu quả đổi mới kiểm tra đánh giá, thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, dạy học phân hoá trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông; tạo ra sự chuyển biến mới về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục. Tổ chức nghiêm túc, an toàn các kì thi học kì, thi học sinh giỏi cấp huyện. Tổ chức ra đề kiểm tra chung đối với các môn Toán, Văn, Anh văn.

3. Phối hợp triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS  thông qua các hoạt động tập huấn, sinh hoạt chuyên môn, thanh tra, dự giờ giáo viên... 

4. Tiếp tục tổ chức các hội thi cấp trường, tham gia các hội thi cấp huyện, tỉnh

C. NHIỆM VỤ CỤ THỂ:

1. Công tác thực hiện chương trình:

- Bắt đầu dạy, học vào ngày 19/8/2013. Thực hiện chương trình 37 tuần thực học (Học kì I bố trí 19 tuần, học kỳ II bố trí 18 tuần)

- Áp dụng phân phối chương trình mới trong năm học 2012-2013 của phòng GD&ĐT Phong Điền. Riêng đối với môn Địa lý, Lịch Sử, GDCD áp dụng theo phân phối chương trình của Sở GD&ĐT

+ Đối với môn Công nghệ lớp 7 và lớp 8 thực hiện đúng phân phối chương trình đã hướng dẫn áp dụng cho năm học 2012 - 2013 của Phòng.

+ Đối với môn Âm nhạc, Mỹ thuật lớp 9: học kỳ 1 bố trí dạy Âm nhạc, học kỳ 2 dạy Mỹ thuật.

- Căn cứ vào công văn số 1334/SGD&ĐT, ngày 06/9/2011 của Sở GD&ĐT v/v hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông để tiếp tục tiến hành điều chỉnh nội dung dạy học các môn học theo hướng tinh giảm

- Chú trọng bồi dưỡng kỷ năng nghe, nói, đọc, viết trong dạy học môn Tiếng Anh; tổ chức các hoạt động ngoại khóa về chuyên đề hùng biện Tiếng Anh; khuyến khích học sinh sử dụng ngoại ngữ trong các tiết học Tiếng Anh; … nhằm tăng cường các kỹ năng, nhất là kỹ năng nghe-nói của học sinh

            * Chỉ tiêu: 100% giáo viên thực hiện đủ và đúng chương trình bộ môn

2. Công tác nâng cao chất lượng dạy, học:        

Đối với giáo viên:

            - Động viên, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên học hỏi, tham gia các lớp học nâng chuẩn; Lớp bồi dưỡng về kĩ năng ra đề, soạn đáp án và chấm bài thi, bài kiểm tra bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông với các cấp độ: biết, thông hiểu, vận dụng, sáng tạo.

            - Giáo viên khi lên lớp phải có giáo án, giáo án phải soạn đúng với chương trình theo chuẩn quy định của Bộ GD&ĐT. Bài soạn phải đáp ứng các yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, phù hợp đối  tượng, thể hiện rõ các hoạt động dạy - học của giáo viên và học sinh tuyệt  đối không chấp  nhận bài soạn chỉ ghi các đề mục, ghi số bài tập, không có hệ thống câu hỏi, đáp án và hoạt  động của giáo viên - học sinh không cụ thể, rõ ràng .......

Đối với giáo án soạn trên giấy A4: Những bài soạn nếu tham khảo bài soạn của đồng nghiệp phải có sự điều  chỉnh, bổ sung hợp lý cho phù hợp với đối tượng học sinh lớp đang dạy. Không dùng giáo  án copy và in ra giống nhau để sử dụng; Bài soạn phải soạn trước 01 tuần và đóng thành tập theo học kỳ, chỉ sử dụng  bản chính, không dùng bản phô tô và ghi đầy đủ ngày, tháng, năm dạy.

-  Tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông.

- Sử dụng hợp lí sách giáo khoa khi giảng bài trên lớp, tránh tình trạng đọc cho học sinh chép và cho học sinh ghi chép quá nhiều. Chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh.

- Ngôn ngữ của giáo viên khi lên lớp phải chuẩn xác, trong sáng, tác phong phải thân thiện. Luôn khuyến khích, động viên học sinh trong suốt quá trình dạy học, tránh tình trạng chỉ trích làm ảnh hưởng đến tâm lí và hiệu quả tiếp thu bài của các em

- Trong mỗi bài học, tùy từng hoạt động để lựa chọn cách tổ chức sao cho phù hợp, có thể cho các em làm việc cá nhân, cũng có thể theo cặp hoặc theo nhóm. Tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện kĩ năng tự học thông qua việc cho các em nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo

- Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin và sử dụng phải hợp lí trong các bài giảng, khuyến khích giáo viên dạy học theo các phần mềm của bộ môn.

- Giáo viên khi lên lớp phải sử dụng và khai thác tối đa hiệu năng các thiết bị dạy học, phương tiện nghe nhìn, phòng học bộ môn, coi trọng thực hành thí nghiệm.

- Bài giảng phải chú trọng đến khâu liên hệ thực tế và liên hệ cũng phải phù hợp với từng nội dung bài học.  

* Chỉ tiêu: 100% giáo viên thực hiện đúng quy chế và dạy theo phương pháp đổi mới, kích thích được tính tư duy tự học của học sinh

            Đối với học sinh:

            - Tham gia nhóm học "đôi bạn cùng tiến" để cùng nhau giải quyết những vấn đề khó khăn trong học tập. (Giáo viên chủ nhiệm lớp cần phải nêu cao vai trò của mình để tạo điều kiện cho các em

            - Tham gia đầy đủ các môn học trái buổi như Tin học, Thể dục, Nhạc, Họa

            - Tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng học sinh giỏi, phấn đấu đạt thành tích trong các kỳ thi.

            - Tham gia rèn luyện sức khỏe qua lớp học năng khiếu TDTT.

                        * Chỉ tiêu cần đạt về chất lượng học lực:

 

Khối

T. Số

Giỏi

Khá

T. Bình

Yếu

Kém

6

140

20

14,3

65

46,4

49

35,0

6

4,3

0

 

7

150

20

13,3

72

48

54

36

4

2,7

0

 

8

143

23

16,1

46

32,2

72

50,3

2

1,4

0

 

9

125

21

16,8

62

49,6

42

33,6

0

0

0

 

T.Cộng

558

84

15,1

245

43,9

217

38,9

12

2,1

0

 

                               

 

2. Công tác kiểm tra, ra đề kiểm tra:

- Đề kiểm tra 1 tiết của tất cảc các bộ môn đều phải có ma trận đề và đáp án, các tổ chuyên môn đôn đốc giáo viên gửi đề kiểm tra  lên phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn trước 01 tuần so với thời gian kiểm tra

- Tăng cường ra đề kiểm tra chung, rọc ohách và chấm chung với mục tiêu nhằm đánh giá khách quan kết quả học tập của học sinh, cũng như chất lượng giảng dạy của giáo viên. Tránh tình trạng giáo viên bộ môn nâng điểm cho học sinh lớp mình được phân công giảng dạy để chạy theo thành tích; Nắm thông tin chất lượng dạy học của từng môn, từng giáo viên. Từ đó có biện pháp để đánh giá, nâng cao chất lượng giảng dạy, ôn tập của giáo viên. Gắn trách nhiệm của giáo viên với kết quả học tập của học sinh

+ Số môn kiểm tra, rọc phách và chấm chung: Những môn học có từ 02 giáo viên giảng dạy trở lên : Toán, Văn, Anh văn, Tin, Sử, Sinh, Vật Lý, Địa lý, GDCD, Hóa

+ Thời gian kiểm tra: Thứ  5 hàng tuần hoặc các ngày khác có trống tiết 5

+Công tác tổ chức kiểm tra:

a) Ra đề và nộp đề kiểm tra:

- Tổ chuyên môn cử giáo viên bộ môn ra đề kiểm tra và gửi lên địa chỉ email (tn10445@gmail.com) của chuyên môn trước khi kiểm tra ít nhất là 01 tuần. Trên cơ sở đó Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn sẽ kiểm tra, điều chỉnh (nếu có sai sót)

- Tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm in sao để kiểm tra (Vì kinh phí in sao để kiểm tra nhà trường đã giao về tổ chuyên môn ngay từ đầu năm học)

b) Phân công giáo viên coi thi, chấm thi:

*Coi thi:

1. Môn Toán, Tin:

01

Nguyễn Thanh Thùy

02

Võ Văn Cường

03

Nguyễn Bảo Trung

04

Hồ Văn Đức

05

Hoàng Phước Nguyên

06

Thân Thị Kim Quy

07

Phạm Minh Cường

  1. Môn Ngữ văn, Lịch sử:

01

Phan Thị Thắm

02

Dương Thị Cẩm Nhung

03

Tôn Thất Thoại

04

Lại Thị Dung

05

Hoàng Thế Anh

06

Trần Thị Ái Thư

  1. Môn Tiếng Anh:

01

Hoàng Quang Đáng

02

Ngô Tri Đạt

03

Trần Phương An Na

04

Nguyễn Văn Nghĩa

         (Thiếu 01 giáo viên trường sẽ linh động bố trí)

  1. Môn Vật lý, Sinh học, Hóa học:

01

Nguyễn Hải Âu

02

Hoàng Thị Thanh Nhàn

03

Cao Thi Thùy Nguyên

04

Võ Ngọc Toàn

05

Phan Thị Bích Thủy

  1. Môn GDCD, Địa:

01

Nguyễn Thị Huyền

02

Nguyễn Thị Hương

03

Huỳnh Tấn Hòa

04

Lê Văn Tỵ

05

Phan Thị Kim Anh

            (Việc phân công phòng thi, giáo viên coi thi sẽ do phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn phân công bằng văn bản, vào thứ hai hàng tuần sẽ được niêm yết để giáo viên theo dõi, thực hiện; Giáo viên coi thi chịu trách nhiệm ký và ghi họ và tên vào bài làm của học sinh)

c. Đánh mã phách, cắt phách, chấm và trả bài kiểm tra:

- Đánh mã phách do Phó hiệu trưởng chịu trách nhiệm đánh:

+ T. Bình: Đánh mã phách bài kiểm tra của các môn: Văn, Sử, Địa, GDCD, Anh văn

+ T. Quý: Đánh mã phách bài kiểm tra của các môn: Toán, Tin, Lý, Hóa, Sinh.(Phách bài KT phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn giữ)

- Cắt phách, hồi phách: T. Hiếu, T. Nguyện, T. Thắng, T. Tông, C. Ly

- Chấm thi: Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn phân công giáo viên chấm đối với từng môn thật cụ thể (Giáo viên nào chấm bài làm từ mã phách nào đến mã phách nào) (Phân công giáo viên chấm bài KT cũng bằng văn bản, lưu lại ở hồ sơ chuyên môn). Bài kiểm tra sau khi chấm xong giáo viên chấm phải mang đến nộp và ký nộp tại người giữ tủ đựng bài kiểm tra (TTCM)

- Trả bài kiểm tra để giáo viên nhập điểm vào sổ điểm cá nhân, và sữa bài cho học sinh đối với Toán, Văn và Anh văn: Giáo viên đến ký mượn tại TTCM

d. Lưu giữ bài kiểm tra:

- Các tổ chuyên môn lưu bài kiểm tra vào tủ bài kiểm tra theo đúng nơi quy đinh mà BGH đã quy định ngay từ đầu năm học (Tủ đựng bài KT đặt tại phòng PHT phụ trách CM, các ngăn đựng bài KT của các tổ đã được đánh tên tổ Cm và dán vào bên trong mỗi ngăn tủ).

*Chỉ tiêu: 100% cán bộ giáo viên được phân công coi thi chấm thi, rọc phách, hồi phách… thực hiện tốt công việc được giao

3. Sử dụng có hiệu quả trang thiết bị và đồ dùng dạy học, phòng học bộ môn:

- Đầu năm học nhân viên thiết bị kết hợp với giáo viên bộ môn kiểm tra phòng học bộ môn, thiết bị kịp thời báo cáo cho BGH. Đặc biệt ngay từ đầu năm học chuyên môn yêu cầu giáo viên kê khai những thiết bị cần thiếu để nhà trường chuẩn bị trang cấp thêm.

- Yêu cầu giáo viên phải mượn đồ dùng dạy trước ít nhất một tuần để nhân viên phụ trách phòng thiết bị có sự chuẩn bị (Giáo viên phải ghi vào sổ đăng kí mượn). Nếu không có đồ dùng theo yêu cầu thì nhân viên thiết bị phải kịp thời báo cho giáo viên để giáo viên chuẩn bị phương án khác)

- Nhân viên có trách nhiệm mở phòng thiết bị trước 05 phút của mỗi buổi học để giáo viên vào lấy đồ dùng và kịp vào dạy tiết 1.

 - Các tổ chuyên môn đôn đốc, nhắc nhở giáo viên thường xuyên sử dụng thiết bị đồ dùng có hiệu quả.

- Các môn Sinh, Hóa, Lý, C. Nghệ dạy, và học ở phòng học bộ môn.

            * Chỉ tiêu: 100% giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học và phòng học bộ môn hiệu quả.

4. Công tác thao giảng, dự giờ:

- Tham gia đủ các tiết thao giảng, dự giờ để đúc rút kinh nghiệm, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học. mỗi giáo viên:

+ Dự kiến trường sẽ thanh tra toàn diện 14 giáo viên, chia thành hai đợt. Cụ thể như sau:

STT

HỌ VÀ TÊN

THỜI GIAN TT

T.10/2013

T.3/2014

1

Trần Văn Trúc

X

 

2

Võ Văn Cường

X

 

3

Nguyễn Thị Thanh Nhàn

X

 

4

Cao Thị Thùy Nguyên

X

 

5

Lâm Sằng

X

 

6

Nguyễn Quyết Thắng

X

 

7

Hoàng Thế Anh

X

 

8

Lê Hữu Phú Sĩ

 

X

9

Lê Văn Tiếng

 

X

10

Phạm Trung Nghĩa

 

X

11

Trần Phương An Na

 

X

12

Nguyễn Thị Huyền

 

X

13

Nguyễn Thanh Hải

 

X

14

Phạm Minh Cường

 

X

 

+ Thao giảng: 04 tiết / năm học ( mỗi học kì thao giảng 02 tiết), trong đó phải có ít nhất 2 tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin.

            + Các tổ chuyên môn cần chú ý khâu dự giờ đột xuất để giáo viên luôn tập trung trong công tác giảng dạy.

            + Dự giờ: tối thiểu 9 tiết / học kì (Sổ dự giờ phải thể hiện rõ các bước lên lớp của giáo viên, phải có nhận xét những ưu điểm và hạn chế của tiết dạy

            *Chỉ tiêu: 100% giáo viên thao giảng và dự giờ đúng số tiết quy định và có hiệu quả

5.Công tác thực hiện chuyên đề.

5.1. Nội dung và thời gian thực hiện:

5.1.1. Chuyên đề mônToán: “Phát triển bài toán mới từ bài toán cơ bản để nâng cao năng lực tư duy hình học cho học sinh lớp 6”

* Thời gian trình bày chuyên đề :  Tháng 10/2013

* Bài dạy minh họa: “Độ dài đoạn thẳng”

* Thời gian dạy minh họa: Tháng10/2013

* Thời gian thảo luận, rút kinh nghiệm10/10/2013

5.1.2. Chuyên đề môn Sinh học:  “Giúp học sinh sử dụng đồ dùng dạy học đạt hiệu quả môn Sinh học 6”

* Thời gian trình bày chuyên đề :  tháng 10 năm 2013

* Bài dạy minh họa: “Thân to ra do đâu”

* Thời gian dạy minh họa: Tháng10 năm 2013

* Thời gian thảo luận, rút kinh nghiệm: Tháng10 năm 2013

5.1.3. Chuyên đề môn Ngữ văn: “ Kinh nghiệm trong việc ứng dụng tiểu phẩm- hóa thân nhân vật vào tiết dạy Ngữ văn 6  ”.

* Thời gian trình bày chuyên đề :  Tiết 5, buổi sáng  ngày 9/10/2013.

* Bài dạy minh họa: Tiết 30, bài “Cây bút thần”.

* Thời gian dạy minh họa: Tiết 4, buổi sáng  ngày: 10/10/ 2013.

* Thời gian thảo luận, rút kinh nghiệm:  Tiết 5, buổi sáng ngày 10/10/2013

5.1.4.Chuyên đề : Phát huy kỹ năng giao tiếp trong giờ học Tiếng anh.

* Thời gian trình bày chuyên đề : Từ tháng 9/ 2013 đến tháng 02/ 2014

* Dự kiến phân công thực hiện: 

* Tháng 10: Tuần 2- Thầy Đạt dạy minh họa.

* Tháng 11: Tuần 2- Cô Na dạy minh họa.

 *Tháng 12: Tuần 2- T. Nghĩa dạy minh họa.

* Tháng 02: Tuần 2- T. Đạt dạy minh họa, đúc kết chuyên đề.

* Thông qua chuyên đề và báo cáo.

5.1.5. Chuyên đề môn thể dục: “Rèn luyện kỹ năng nhảy xa cho học sinh THCS ”

* Thời gian trình bày chuyên đề :  tháng 12

* Bài dạy minh họa: “Nhảy xa”

* Thời gian dạy minh họa: Tháng12 năm 2013

* Thời gian thảo luận, rút kinh nghiệm:tháng 12 năm 2013

5.1.6. Chuyên đề môn: Vật lý “ Phương pháp tích hợp môi trường trong tiết vật lý 7”

* Thời gian trình bày chuyên đề :  tháng 02 năm 2014

* Bài dạy minh họa: “Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện”

* Thời gian dạy minh họa: tháng 02 năm 2014

* Thời gian thảo luận, rút kinh nghiệm: tháng 02 năm 2014

5.1.7. Chuyên đề môn: Lịch sử : “Sử dụng hệ thống câu hỏi để phát triễn tư duy học sinh trong bộ môn lịch sử.”.

* Thời gian trình bày chuyên đề: Tiết 5 , buổi sáng, ngày 12/3/2014.

* Bài dạy minh họa: Tiết 52 , Bài 25 “Phong trào Tây Sơn ”.

* Thời gian dạy minh họa: Tiết 2 , buổi chiều, ngày  13/3/2014.

* Thời gian thảo luận rút kinh nghiệm: Tiết 3, buổi chiều, ngày 13/3/2014.

5.1.8. Chuyên đề môn địa lí: “Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trong môn địa lí 6”

* Thời gian trình bày chuyên đề :  tháng 02 năm 2014

* Bài dạy minh họa: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa

* Thời gian dạy minh họa: Tháng 2 năm 2014

* Thời gian thảo luận, rút kinh nghiệm: tháng 2 năm 2014

5.2. Tổ chức thực hiện:

5.2.1. Chuyên đề môn Toán: “Phát triển bài toán mới từ bài toán cơ bản để nâng cao năng lực tư duy hình học cho học sinh lớp 6”

* Phân công xây dựng chuyên đề:

- Thầy Hồ Hiếu - giáo viên  môn Toán

- Thầy Nguyễn Thanh Thùy - giáo viên  môn Toán

*Phân công soạn giáo án và dạy minh họa:

- Thầy Hồ Văn Đức - giáo viên  môn Toán

*Chủ trì thảo luận góp ý ở tổ:

- Thầy Hồ Hiếu - giáo viên  môn Toán

*Hỗ trợ chuận bị đồ dùng và công tác phụ trợ cho tiết dạy:

- Thầy Trần Văn Trúc - giáo viên  môn Toán

- Thầy Hoàn Phước Nguyên  - giáo viên  môn Toán

5.2.2. Chuyên đề môn Sinh học Giúp học sinh sử dụng đồ dùng dạy học đạt hiệu quả môn Sinh học 6”

* Phân công xây dựng chuyên đề:

- Thầy Toàn - giáo viên  môn sinh học

- Cô Nguyên - giáo viên  môn sinh học

*Phân công soạn giáo án và dạy minh họa:

- Thầy Toàn - giáo viên  môn sinh học

*Chủ trì thảo luận góp ý ở tổ:

- Thầy Tông - giáo viên môn Vật lý

*Hỗ trợ chuận bị đồ dùng và công tác phụ trợ cho tiết dạy:

- Cô Nguyên - giáo viên  môn sinh học

- Cô Hồng - giáo viên môn Công nghệ nông nghiệp

5.2.3. Chuyên đề môn Ngữ văn: “ Kinh nghiệm trong việc ứng dụng tiểu phẩm- hóa thân nhân vật vào tiết dạy Ngữ văn 6  ”.

            * Phân công xây dựng chuyên đề:

                  - Thầy: Tôn Thất Thoại - giáo viên  môn Ngữ văn.

*Phân công soạn giáo án và dạy minh họa:

                        - Thầy: Tôn Thất Thoại - giáo viên  môn Ngữ văn.

             *Chủ trì thảo luận góp ý ở tổ:

- Thầy Nguyễn Quyết Thắng -Tổ phó.

*Hỗ trợ chuẩn bị đồ dùng và công tác phụ trợ cho tiết dạy:

                        - Cô :Dương Thị Cẩm Nhung.

5.2.4. Chuyên đề : “Phát huy kỹ năng giao tiếp trong giờ học Tiếng anh”.

* Phân công xây dựng chuyên đề:

(Tất cả GV trong tổ.)

*Chủ trì thảo luận góp ý ở tổ:

- Thầy Hoàng Quang Đáng

5.2.5. Chuyên đề môn thể dục: “Rèn luyện kỹ năng nhảy xa cho học sinh THCS  ”

* Phân công xây dựng chuyên đề:

- Cô (thầy) Nguyễn Thị Huyền - giáo viên  môn GDCD

- Cô (thầy) Nguyễn Văn Phúc - giáo viên  môn Thể dục

- Cô (thầy) Nguyễn Thị Hương - giáo viên  môn Địa lí

*Phân công soạn giáo án và dạy minh họa:

- Thầy Lê Văn Tiếng - giáo viên  môn TD

            *Chủ trì thảo luận góp ý ở tổ:

- Cô (thầy) Nguyễn Thị Huyền - giáo viên  môn GDCD

*Hỗ trợ chuận bị đồ dùng và công tác phụ trợ cho tiết dạy:

- Cô (thầy)Nguyễn Văn Phúc - giáo viên  môn thể dục

5.2.6. Chuyên đề môn Vật lý: “ Phương pháp tích hợp môi trường trong tiết vật lý 7”

* Phân công xây dựng chuyên đề:

- Thầy Tông - giáo viên môn Vật lý

- Thầy Âu - giáo viên môn Vật lý

*Phân công soạn giáo án và dạy minh họa:

- Cô Nhàn - giáo viên  môn vật lý

*Chủ trì thảo luận góp ý ở tổ:

- Thầy Tông - giáo viên môn Vật lý

- Thầy Âu - giáo viên môn Vật lý

*Hỗ trợ chuận bị đồ dùng và công tác phụ trợ cho tiết dạy:

- Thầy Âu - giáo viên môn Vật lý

- Cô Ly - giáo viên môn Hóa học

5.2.7. Chuyên đề môn Lịch sử:  “Sử dụng hệ thống câu hỏi để phát triễn tư duy học sinh trong bộ môn lịch sử.”

* Phân công xây dựng chuyên đề:

            - Cô Trần Thị Ái Thư - giáo viên môn Lịch sử.

            * Phân công soạn giáo án và dạy minh họa:

                        - Cô Trần Thị Ái Thư - giáo viên môn Lịch sử.

      * Hỗ trợ chuẩn bị đồ dùng và công tác phụ trợ cho tiết dạy:

- Anh: Nguyễn Phước Mân, nhân viên phụ trách thiết bị.

- Thầy Hoàng Thế Anh - giáo viên môn Lịch sử

             * Chủ trì thảo luận góp ý ở tổ:

- Thầy Nguyễn Văn Nguyện -Tổ trưởng.

5.2.8. Chuyên đề môn Địa lí: “Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trong môn địa lí 6”

* Phân công xây dựng chuyên đề:

- Cô Nguyễn Thị Huyền - giáo viên  môn GDCD

- Thầy Lê Văn Tỵ - giáo viên  môn Địa lí

- Thầy Huỳnh Văn Hòa - giáo viên  môn Địa lí.

* Phân công soạn giáo án và dạy minh họa:

- Cô Nguyễn Thị Hương  - giáo viên  môn Địa lý

* Chủ trì thảo luận góp ý ở tổ:

- Cô Nguyễn Thị Huyền - giáo viên  môn GDCD

* Hỗ trợ chuận bị đồ dùng và công tác phụ trợ cho tiết dạy:

- Thầy Lê Văn Tỵ - giáo viên  môn Địa lí

- Thầy Huỳnh Văn Hòa  - giáo viên  môn địa lí.

* Ngoài các chuyên đề trên mỗi giáo viên phải thực hiện chuyên đề riêng về việc đổi mới phương pháp dạy học

            * Chỉ tiêu: 100% chuyên đề thực hiện mang lại hiệu quả

6. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi

            6.1. Đối tượng tham gia bồi dưỡng:

            - Lớp 9: Là học sinh đã tham gia bồi dưỡng lớp 8 năm học 2012 - 2013.          

- Lớp 8: Là học sinh trường đã tổ chức xét tuyển cuối tháng 4/2013 (Mỗi hs tham gia bồi dưỡng tối đa là 02 môn)

(Ngoài những học sinh đó ra, những em nào có nhu cầu và khả năng học tập bồi dưỡng nâng cao kiến thức thì giáo viên bộ môn được phân công bồi dưỡng cũng tạo điều kiện, lập danh sách đề xuất với hiệu phó phụ trách công tác chuyên môn.)

            - Riêng Tiếng Anh qua mạng (Lớp 6,7,8,9): Giáo viên được phân công bồi dưỡng chịu trách nhiệm tuyên truyền, lôi kéo, hướng dẫn cụ thể đến phụ huynh và học sinh để học sinh tích cực tham gia phong trào (Càng nhiều học sinh tham gia càng tốt). Từ đó phát hiện ra những em có khả năng, lập danh sách đề xuất lên nhà trường  

            6.2. Hình thức bồi dưỡng:

            - Bồi dưỡng tập trung ngoài giờ học chính khoá theo từng bộ môn do trường tổ chức và trực tiếp quản lý, chỉ đạo.

            - Mỗi học sinh tham gia bồi dưỡng không quá hai môn học.

            - Sau một thời gian nhất định trường sẽ tổ chức thi để chọn lọc lại đội tuyển tham gia thi huyện.

            6.3. Thời gian và địa điểm:

            - Thời gian:  Từ ngày 06.09.2013 đến lúc thi cấp huyện (01/2014)

            - Địa điểm: Tại các phòng chức năng và phòng trống của nhà trường.

6.4. Tài liệu bồi dưỡng:

+ Giáo viên tích lũy trong nhiều năm

+ Mượn ở thư viện của trường.

+ Mua thêm sách mới. (Nhà trường thanh toán và tài liệu đó phải đưa vào tủ sách của thư viện.)

6.5. Danh sách học sinh tham gia học bồi dưỡng, giáo viên dạy bồi dưỡng

Stt

Họ và tên

Môn thi/lớp

Gv dạy

Ghi chú

 
 

1

Lê Thị Phượng

Sinh 8

Võ Ngọc Toàn

 

 

2

Nguyễn Quỳnh Trâm

Sinh 8

 

 

3

Nguyễn Thị Phượng

Sinh 8

Chiều thứ 5  

 

4

Trần Thị Ni

Sinh 8

(T1,2,3)

 

5

Lê Thị Hoài Trâm

Sinh 8

PTH Hóa

 

6

Hồ Thị Thu Yến

Sinh 8

 

 

7

Trần Thị Ni

Tin 8

Thân Thị Kim Quy

 

 

8

Lê Thị Kim Xoan

Tin 8

Tiết 3,4,5 sáng t4

 

9

Hồ Thị Thu Yến

Tin 8

 

 

10

Nguyễn T. Hoàng Anh

Ngữ văn 8

Nguyễn Văn Nguyện

 

 

11

Dương Thị Mai

Ngữ văn 8

 

 

12

Nguyễn Thị Hải Quỳnh

Ngữ văn 8

Chiếu thứ năm

 

13

Nguyễn Quỳnh Trâm

Ngữ văn 8